Chủ nghĩa cá nhân và xã hội Chủ_nghĩa_cá_nhân

Khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau cho rằng mỗi cá nhân hàm chứa một khế ước giao nộp ý chí nguyện vọng của bản thân cho cái gọi là "ý chí nguyện vọng chung của quần chúng". Quan điểm ủng hộ việc xem ý chí nguyện vọng của cá nhân thấp hơn ý chí nguyện vọng tập thể này về cơ bản là đối lập với triết học cá nhân chủ nghĩa. Một cá nhân tham gia xã hội để mở rộng hơn nữa quyền lợi của mình hay chí ít cũng để đòi hỏi quyền phục vụ cho quyền lợi của mình, mà không quan tâm đến quyền lợi của xã hội (ngay cả khi nhà cá nhân chủ nghĩa không phải là nhà vị kỷ). Người cá nhân chủ nghĩa không tin vào bất cứ một học thuyết triết học nào nếu những học thuyết này đòi hỏi họ phải hy sinh quyền lợi của cá nhân họ vì những nguyên nhân xã hội nào đó cao cả hơn. Rousseau có thể sẽ lập luận, dĩ nhiên, rằng quan niệm của ông về "ý chí chung" không phải là một tập hợp giản đơn của các ý chí cá nhân và chính xác ra thì sẽ mở rộng quyền lợi của các cá nhân (ràng buộc của bản thân luật pháp sẽ làm lợi cho cá nhân, vì nếu thiếu sự tôn trọng pháp luật thì theo quan điểm của Rousseau, sẽ xuất hiện một dạng không biết và lệ thuộc vào dục vọng của một cá nhân thay vì là vào lý trí độc lập).

Xã hội và các nhóm có thể khác nhau, trong chừng mực mà xã hội hay các nhóm dựa trên những "bản thể" (cá nhân, và có thể hiểu, còn tranh cãi, là cả quyền lợi của cá nhân) thay vì là những hành vi có tính "thực thể khác" (có định hướng nhóm, hay của nhóm, của xã hội). Còn có sự phân biệt, liên quan đến ngữ cảnh này, giữa xã hội "phường hội" (như thời Trung cổ châu Âu) với "chuẩn mực có liên kết nội tại", và các xã hội "hổ thẹn" (như ở Nhật Bản khi "mang lại sự hổ thẹn cho tổ tiên của ai đó") với "chuẩn mực có liên kết bên ngoài", khi người ta xem phản hồi của người khác lên hành động của mình xem có "chấp nhận được" hay không (còn gọi là "ý nghĩ của cả nhóm").

Phạm vi mà xã hội, hoặc các nhóm là "cá nhân" có thể thay đổi theo thời gian và giữa các quốc gia. Ví dụ, xã hội Nhật Bản có tính định hướng nhóm hơn (ví dụ như các quyết định thường do đồng thuận cả nhóm thay vì là bởi các cá nhân), và có lập luận rằng "tính cá nhân ít phát triển" (so với phương Tây). Ở Mỹ thì có suy nghĩ thông thường rằng là con người là điểm kết cá nhân của hành vi, trong khi ở các xã hội châu Âu lại có xu hướng tin vào "tinh thần công", chi tiêu "xã hội" của nhà nước, và các hoạt động "công cộng".

John Kenneth Galbraith đưa ra một phân tách cổ điển giữa "ảnh hưởng tư nhân và sự nghèo khổ công cộng" ở Mỹ, và sự nghèo khổ tư nhân và ảnh hưởng công cộng tại châu Âu, và có tồn tại mối tương quan giữa chủ nghĩa cá nhân với mức độ can thiệp công và việc đánh thuế.

Chủ nghĩa cá nhân thường là đối lập với chủ nghĩa cực quyềnchủ nghĩa tập thể, nhưng trên thực tế có hàng loạt các hành vi trung gian trải từ mức độ xã hội đến các xã hội có tính cá nhân cao (như tại Mỹ) thông qua các xã hội hỗn hợp (thuật ngữ nước Anh sử dụng sau Thế chiến II) đến xã hội tập thể. Đồng thời, nhiều nhà theo chủ nghĩa tập thể (đặc biệt những người ủng hội chủ nghĩa vô chính phủ hoặc chủ nghĩa xã hội tự do) chỉ ra sự khác nhau khá lớn giữa chủ nghĩa tập thể tự do và thực tiễn trong chủ nghĩa cực quyền.

Chủ nghĩa cá nhân, đôi khi cũng gần gũi với các biến thể của chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân, chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa tự do cổ điển, thông thường quan niệm rằng cá nhân biết rõ nhất và sâu sắc nhất và các nhà chức trách đại diện cho quyền lực công hoặc xã hội có quyền can thiệp vào quá trình ra quyết định của cá nhân chỉ khi có nhu cầu cấp thiết xuất hiện (và đôi khi có thể không trong những hoành cảnh như vậy). Kiểu tranh luận này thường thấy khi liên hệ tới các tranh cãi về chính sách liên quan đến điều tiết nền công nghiệp.